Hồng trà được sản xuất từ quá trình lên men toàn phần, oxy hóa 100% lá và búp non của cây chè xanh, có vị thơm nhẹ, ít chát.
Hồng Trà khác với trà xanh ở chỗ ủ cho lên men sau khi héo nắng. Chính nhờ phản ứng lên men mà Hồng Trà có mùi thơm đặc biệt và trong trà có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng oxy hóa, đồng nghĩa với việc chống tình trạng lão hóa tế bào, chống nhờn và bổ sung chất dinh dưỡng thực vật cho cơ thể.
Uống Hồng Trà điều độ có tác dụng đốt mỡ và tăng cường quá trình chuyển hóa vì Hồng Trà chứa nhiều chất Flavonoid rất tốt cho sức khỏe, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh béo phì. Đó là lý do tại sao những người đang giảm cân lại chọn Hồng Trà cho thực đơn của mình
Hồng Trà còn chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe như: florua chống sâu răng và làm chắc men răng, tannins (một chất hóa học giúp tạo protein) làm êm và chống viêm đường tiêu hóa, theophylline – chất kích thích chống các căn bệnh đường hô hấp như hen suyễn…


TẠI SAO TRÀ BỊ ĐẮNG GẮT? KHÔNG PHẢI DO TRÀ, MÀ DO CÁCH PHA!
Bạn có bao giờ pha một ấm trà và rồi... nhăn mặt vì vị đắng gắt đến khó chịu? Đừng vội trách lá trà rất có thể nguyên nhân nằm ở chính cách pha của mình đó nha!
5 sai lầm phổ biến khiến trà bị đắng
- Nước quá nóng:
-
Dùng nước 100°C cho mọi loại trà là "sát thủ vô hình".
-
Trà xanh chỉ cần nước 75 - 80°C ,trà ô long nước tầm 85 - 90°C là đủ.
- Ủ trà quá lâu:
- Dùng quá nhiều trà:
- Dụng cụ không sạch hoặc có mùi:
- Trà bảo quản sai cách:
-
Ẩm mốc, ánh sáng, mùi lạ = tạm biệt vị thanh, chào đón vị đắng
-
Trà ngon không chỉ nhờ lá, mà nhờ người biết pha.
Nếu bạn từng lỡ "pha sai", đừng buồn. Trà vẫn dịu dàng đợi bạn quay lại, đúng cách.