62/181 Lý Chính Thắng, P. Võ Thị Sáu, Quận 3
09:00 - 21:00
0965 880 079

Trà là loại thức uống quen thuộc với người dân Việt Nam và đây cũng được xem là loại thảo mộc quý mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho con người. Tuy nhiên không phải lúc nào uống trà cũng tốt. Hội quán Lạc Phúc gửi đến bạn những lưu ý khi uống trà để tránh gây hại cho sức khỏe người dùng. 

1. Uống trà lúc đói và ngay trước hoặc sau bữa ăn 

Nhiều người có thói quen uống trà nhưng không quan tâm những thời điểm nào nên uống hoặc không. Bởi trà là thức uống quen thuộc đôi khi sẽ được dùng như nước giải khát thường uống lúc bụng rỗng hay trước hoặc sau bữa ăn.

1.1 Uống trà lúc đói

Khi bụng rỗng và đang đói mà uống trà có thể gây ra cảm giác thèm ăn hơn, nhưng khi đó trong dạ dày của bạn lại đang trống rỗng, hoạt chất có vị chát trong trà sẽ đi vào tạng phế và làm lạnh tì, vị, gây lạnh bụng, nặng hơn có thể mang lại cảm giác say trà, khó thở, chóng mặt làm bạn mệt mỏi hơn.

Ngoài ra uống trà lúc đói cũng gây hiện tượng miệng khô vì lúc đói trong khoang miệng thường sẽ khô và làm bạn khát, tuy nhiên nếu uống nước trà sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiết nước bọt trong khoang miệng.

1.2 Uống trà ngay trước hoặc sau khi ăn

Thói quen uống trà ngay sau khi ăn sẽ đem lại những tác hại cho bạn. Bởi chất axit tanna có trong trà sẽ kết hợp với chất sắt có trong thức ăn gây triệu chứng khó tiêu. Theo chuyên gia, nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây thiếu máu do thiếu sắt cho người dùng. 

Ngoài ra, uống trà ngay sau khi ăn còn làm loãng dịch dạ dày, khiến quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm hơn và khó khăn hơn từ đó làm giảm hấp thu các chất dinh dưỡng và protein.

Khoảng thời gian lý tưởng để thưởng thức trà là trong khoảng từ 1 tiếng khi sau bữa ăn. 

2. Uống trà quá đậm

Uống trà quá đậm sẽ gây ra tình trạng mất ngủ và đau dạ dày. Bởi trong trà có chứa một lượng lớn tanin, khi thường xuyên nạp tanin với lượng lớn sẽ dẫn tới thiếu hụt vitamin B trong cơ thể, làm co thắt niêm mạc dạ dày, từ đó gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày, làm khó tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Trà đặc còn làm giảm khả năng hấp thụ sắt trong thức ăn. Do đó, không nên pha trà quá đặc mà chỉ nên pha loãng vừa đủ để thưởng thức hương vị trà.

3. Uống trà quá nóng

Dùng trà nóng mang lại cảm giác ấm áp trong các ngày thời tiết lạnh. Tuy nhiên nếu dùng trà quá nóng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng. Dùng trà quá nóng sẽ không chỉ tác động xấu đến cổ họng của bạn, mà còn làm tổn thương và gây viêm niêm mạc dạ dày gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Vì vậy chỉ nên uống trà có độ ấm nóng vừa phải hoặc trà không quá nguội lạnh để tránh gây hại cho cơ thể bạn.

Không nên pha trà với nước sôi 100 độ C mà chỉ cần pha khoảng 80 - 85 độ C tùy vào từng loại trà có mức nhiệt độ pha khác nhau. 

4. Uống thuốc với trà

Uống thuốc với trà làm ảnh hưởng đến công dụng của thuốc 1 cách đáng kể. Trong trà có chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là chất tannin khi kết hợp với các dược chất sẽ xảy ra phản ứng hóa học, làm giảm hiệu quả của thuốc và khó hấp thu các dược chất có trong thuốc. Cơ thể không thể hấp thụ tốt và có thể gây ra các phản ứng tiêu cực khác từ trà khi sử dụng chung với thuốc. 

5. Không dùng trà để qua đêm

Hạn chế dùng trà để qua đêm vì khi đó các hoạt chất enzym có lợi cho sức khỏe có thể bị giảm tác dụng và các vi sinh vật hay các chất trong lá trà chuyển hóa gây hại cho dạ dày và cả sức khỏe của bạn. 

Qua bài viết trên, Hội quán Lạc Phúc đã chia sẽ với các bạn về những lưu ý khi uống trà tránh gây hại sức khỏe mà bạn nên biết. Mong rằng sẽ là những thông tin hữu ích cho bạn trong quá trình thưởng thức trà.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ qua:

CÔNG TY TNHH HỘI QUÁN LẠC PHÚC

Địa chỉ: 487 Hoàng Sa, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM (vào hẻm 30m số 62/181 - hẻm xe hơi)

Hotline: 0908.94.5427 - 0936.09.2223 - 0869.79.3835

Email: lacphuc10122019@gmail.com

Website: hoiquanlacphuc.com

Chương trình khuyến mãi trung thu Giá trị dinh dưỡng và cách dùng trà Đại hồng bào đúng chuẩn nhất Trà Đạo và Triết Lý Sống Bạch trà - Điều gì khiến bạn mong đợi? Thu hái trà cổ thụ có những khó khăn gì? Trà xanh và trà đen có điểm gì khác biệt? Tìm hiểu về trà Phổ Nhĩ quýt Cách chế biến và sử dụng trà Phổ Nhĩ quýt mang lại hiệu quả Hộp Quà Tặng Trà Đẹp, Cao Cấp Dịp Lễ Trung Thu Tặng Trà Dịp Lễ Trung Thu - Nét Đẹp Văn Hóa Đậm Đà Bản Sắc Dân Tộc Trà phổ nhĩ có giảm cân được như mọi người thường nghĩ? Gợi ý bạn cách chọn trà thiết quan âm ngon Trà đạo là gì? Nghệ thuật trà đạo của các nước và nguyên tắc thưởng trà đúng chuẩn Gợi ý cách bảo quản trà long tỉnh đúng cách để giữ hương vị thơm ngon Sự khác biệt giữa trà rời, trà gói và trà túi lọc Khám phá những điều thú vị về Hồng trà Kim Tuấn Mi Mách bạn top 5 loại trà thanh nhiệt mát gan tốt nhất cần phải biết Khám phá trà shan tuyết cổ thụ Hà Giang và những lưu ý khi dùng trà Những thông tin về trà xanh có thể bạn chưa biết Công dụng của hồng trà mật ong Đài Loan Trà xanh tươi hay khô tốt cho sức khỏe người dùng Quy trình sản xuất hồng trà mật ong và cách dùng hiệu quả nhất Hướng dẫn kiểm tra chất lượng ấm tử sa cho người mới Những tiêu chí cần lưu ý khi chọn ấm tử sa cho người mới dùng Top 5 loại trà làm quà tặng dịp Tết nguyên đán Ý nghĩa của quà tặng trà trong dịp Tết Nguyên đán Có bao nhiêu loại trà Thiết Quan Âm? Mách bạn cách pha trà Thiết Quan Âm ngon đúng điệu Top 5 sản phẩm trà tặng lý tưởng cho Tết Trung thu Bộ quà tặng trà cao cấp cho dịp lễ Trung thu - Nâng tầm phong cách và gửi gắm yêu thương Bộ sưu tập 5 hộp trà tặng người thân dịp lễ Vu Lan Cách chọn bộ quà tặng trà phù hợp dịp lễ Vu Lan Nghệ thuật pha trà Ô long bằng Ấm Thanh Thủy Nê Ấm Đế Tào Thanh và sự kết hợp độc đáo với trà Phổ Nhĩ Bí Quyết Tạo Nên Ly Trà Thiết Quan Âm Hoàn Hảo Với Ấm Tử Nê Ấm Tử Nê Và Nghệ Thuật Pha Trà Thiết Quan Âm Các loại khoáng tử sa phổ biến nhất hiện nay Khái quát về khoáng tử sa có thể bạn chưa biết Một số thông tin về ấm tử sa mà bạn cần biết UỐNG TRÀ PHỔ NHĨ CÓ LỢI ÍCH GÌ ? GIAI ĐOẠN CHÈ KHÔ - GIAI ĐOẠN CUỐI CÙNG CHẾ BIẾN TRÀ OLONG CHẤT LƯỢNG